Trong các loại máy bơm nước trên thị trường, máy bơm tăng áp là loại khá phổ biến. Vậy máy bơm tăng áp là gì? Cấu tạo và nguyên lí hoạt động như thế nào? Khi nào thì nên sử dụng máy bơm tăng áp? Lộc nghi sẽ giúp các bạn trả lời trong bài viết dưới đây.
Máy bơm tăng áp (máy bơm áp lực) là loại máy bơm sử dụng nguồn điện mục đích tăng áp lực nước lưu thông trong đường ống, làm cho nước chảy ra các thiết bị sử dụng được mạnh hơn, nhiều hơn.
Thường dùng tăng áp lực nước vào các thiết bị như sen tắm, vòi lavabo, vòi chậu rửa chén, các thiết bị sử dụng điện như máy giặt, nắp rửa vệ sinh, máy tắm nước nóng không có bơm tăng áp
Máy bơm tăng áp thường được sử dụng là loại máy bơm tự động. Khi người dùng mở bất kỳ một thiết bị nước nào để sử dụng thì máy bơm sẽ tự động bật và tạo ra áp lực đẩy dòng nước đi mạnh hơn đáp ứng mong muốn của người sử dụng. Và khi người dùng tắt thiết bị lại thì máy bơm cũng tự động tắt.
Cấu tạo: Máy bơm tăng áp gồm hai phần chính là thân bơm và bình áp lực. Ngoài ra, thiết bị này còn có các bộ phận phụ khác như công tắc áp lực, cửa hút, cửa xả, chân đế và dây điện.
Nguyên lí hoạt động của máy bơm tăng áp:
Máy bơm nước tăng áp hoạt động dựa trên sự thay đổi áp suất trong đường ống nước. Khi áp suất trong ống thay đổi làm cho áp lực ở các vị trí trên ống sẽ khác nhau.
a. Ưu điểm của máy bơm tăng áp:
b. Nhược điểm của máy bơm tăng áp:
Máy bơm nước tăng áp được sử dụng khi áp lực nước yếu không đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của gia đình, thông số áp lực nước tối thiểu của thiết bị, Các công trình sử dụng nhiều thiết bị nước như nhà hàng, khách sạn, công trình công cộng.
Máy bơm tăng áp cũng được sử dụng để tăng hiệu quả làm việc cho các loại máy móc như máy nước nóng năng lượng mặt trời, nắp rửa bồn cầu, máy giặt, máy tắm nước nóng điện không có bơm tăng áp
Một số công trình sử dụng nguồn nước cấp từ bồn nước trên tầng thượng không đáp ứng được áp lực nước sử dụng nhất là các thiết bị ở tầng trên cùng
Công trình sử dụng hệ thống nước nóng - lạnh cần cân bằng áp ở cả hai đường nước để tránh tràn nước từ nước nóng sang nước lạnh hoặc ngược lại
1. Bơm tăng áp cơ
Máy bơm tăng áp cơ là dòng máy bơm được nhà sản xuất chế tạo sẵn rơ le và bình áp. Nhờ tính tiện dụng và khả năng làm việc tốt trong mọi điều kiện gia đình, loại máy bơm tăng áp này phổ biến và được dùng nhiều nhất hiện nay.
2. Bơm tăng áp điện tử
Máy bơm tăng áp điện tử được sử dụng bộ điều khiển bằng board mạch điện tử, tất cả các hoạt động và chế độ kiểm soát hoạt động hoàn toàn tự động. Máy bơm tăng áp điện tử hoạt động êm, độ chính xác cao, toàn bộ máy bơm được thiết kế nhỏ gọn.
Nhược điểm của máy bơm tăng áp điện tử là máy bơm chỉ làm việc khi có lực đẩy của dòng nước ban đầu chảy qua. Do đó nếu không có dòng chảy ban đầu hoặc dòng chảy ban đầu quá yếu thì máy bơm sẽ không tự khởi động được.
3. Bơm tăng áp có hệ thống biến tần
Máy bơm tăng áp sử dụng công nghệ biến đổi tần số dòng điện để bật/tắt và tự động điều chỉnh số vòng quay của trục máy bơm để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước.
Nhược điểm của dòng máy bơm nước tăng áp sử dụng biến tần là giá thành khá cao nên các dòng máy bơm này chủ yếu trong các căn hộ cao cấp hoặc trong các hệ thống bơm nước lớn cần sự ổn định cao.
Hiện nay trên thị trường có các dòng máy bơm tăng áp: Panasonic, Nanoco